Trung tâm bảo hành điện lạnh điều hòa Minh Nhật chia sẻ một số kiến thức cơ bản về sửa lỗi điều hòa như sau:
1.1. Điều hòa không mát
Điều hòa không mát: đây là một trong những bệnh rất phổ biến, nguyên nhân đầu tiên gây nên là do máy lạnh đã không được bảo dưỡng và vệ sinh trong một thời gian dài. Nếu nhẹ thì chỉ cần bảo dưỡng máy lại, kiểm tra thêm lượng gas trong hệ thống là có thể đưa máy lạnh về trạng thái bình thường. Nhưng nếu bạn đã để tình trạng này quá lâu, có thể sẽ phải động đến máy nén, hệ thống mạch điện.
1.2. Điều hòa chảy nước
Điều hòa chảy nước: Trong quá trình hoạt động, nước ngưng trên dàn lạnh sẽ được thoát bằng ống thải ra ngoài. Nhưng nếu môi trường sử dụng lâu ngày có nhiều bụi bẩn bám vào, làm đường ống tắc nghẽn thì làm cho lượng nước ngưng tràn ra ngoài, làm cho căn phòng của bạn trở nên ướt át, khó chịu. Chỉ cần lấy máy bơm tăng áp chuyên dụng để xịt thông tắc đường ống là xong.
1.3. Điều hòa kém lạnh
Điều hòa kém lạnh: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì có thể phức tạp hơn, có thể do lượng gas trong hệ thống không còn đủ theo tiêu chuẩn, cũng có thể là do máy nén chạy quá tải trong một thời gian dài. Biện pháp xử lý bằng cách nạp bổ sung hoặc thay mới gas (môi chất) làm lạnh, nếu như hệ thống máy lạnh bị tắc ẩm, sẽ cần phải thông tắc toàn bộ hệ thống bằng phương pháp hút chân không triệt để trước khi nạp gas mới hoàn toàn.
1.4. Điều hòa không hoạt động chế độ sưởi ấm
Vào mùa đông, chế độ sưởi ấm của điều hòa 2 chiều sẽ được kích hoạt thường xuyên. Nhưng khi bạn không thể kích hoạt chế độ làm ấm này, đó là khi van đảo chiều của máy gặp vấn đề. Đối với khí hậu nhiệt đới của nước ta, chế độ sưởi ấm của điều hòa thường chỉ được bật sau chu kỳ 1 năm. Như vậy, rất dễ để van đảo chiều bị kẹt, là do máy không thường xuyên được kích hoạt chế độ sưởi ấm. Bạn cần phải gọi thợ kiểm tra van đảo chiều xem còn hoạt động tốt không. Có thể sẽ phải thay van đảo chiều này.
1.5. Điều hòa quá lạnh
Hiện tượng điều hòa quá lạnh là do hiện tượng dư gas trong hệ thống máy lạnh, nếu máy nhà bạn sử dụng gas R22 thì chỉ cần xả bớt lượng gas khi đạt giá trị áp suất tiêu chuẩn. Nhưng sẽ phải thay mới gas khi máy sử dụng loại môi chất làm lạnh như loại R410a hoặc R32.
1.6. Điều hòa có Quạt nóng không chạy
Quạt cục nóng chạy, máy nén không chạy: Nguyên nhân là do hệ thống cấp điện cho máy nén có vấn đề, hoặc chính bản thân máy nén gặp trục trặc. Đối với bệnh này, thợ sửa chữa sẽ kiểm tra các linh kiện điện tử xung quanh máy nén, đảm bảo các linh kiện còn hoạt động tốt (như tụ điện, rơ le bảo vệ, rơ le khởi động, ....), trước khi xác định sức khỏe của máy nén (có thể phải thay máy nén).
1.7. Điều hòa với bệnh máy chạy được lúc rồi tắt
Máy chạy được một lúc rồi tắt: Để một hệ thống máy lạnh hoạt động thì bao gồm rất nhiều điều kiện, nếu ban đầu điều hòa nhà bạn đã hoạt động, rồi sau đó khoảng 10p máy tự động ngắt, thì một trong các điều kiện đã không còn được đảm bảo. Thợ sửa bệnh này sẽ kiểm tra các sensor cảm biến của dàn lạnh, cục nóng, .... xem có tăng trị số điện trở hay không, nếu có thì sẽ thay cảm biến gặp vấn đề đó. Cũng còn phụ thuộc vào tình trạng của máy nén, cũng như quạt giải nhiệt cục nóng. Nếu hệ thống cục nóng trục trặc, nhiều phương án khắc phục sẽ được quyết định bởi khách hàng sau khi thợ sửa chữa tư vấn.
1.8. Điều hòa với bệnh lốc không chạy
Hiện tượng nào để nhận ra là máy điều hòa của gia đình bạn không chạy lốc (máy nén)? Bạn để ý sẽ thấy rằng khi bật máy lên, quạt bên trong dàn lạnh hoạt động bình thường, nhưng cho tay lên quạt lạnh sẽ không thấy hơi lạnh phả ra. Chỉ thấy giống như quạt gió thông thường. Nếu bạn chạy ra ngoài khu vực chứa cục nóng, để ý một chút bạn sẽ chỉ thấy quạt nóng chạy, nhưng không có tiếng rít của lốc (máy nén). Như vậy có thể thấy rằng vì lốc không chạy, nên sẽ không thể có hơi lạnh được. Cách xử lý là cần phải mở máy ra, sử dụng đồng hồ đo điện chuyên dụng để xác định vì sao cục nóng không cấp điện cho máy nén. Kiểm tra đầu zắc cắm điện, tụ điện (nếu là máy cơ), bo mạch điều khiển động cơ máy nén (nếu là máy inverter), từ đó mới có thể xác định vì sao máy nén không hoạt động. Khuyến cáo nên gọi thợ sửa chữa trong trường hợp này, vì nó nguy hiểm cho chính bạn.
1.9. Điều hòa khi cục nóng kêu ồn
Cục nóng điều hòa chạy ồn, rung: Nguyên nhân do thợ lắp đặt không chuẩn, hoặc do thợ bảo dưỡng làm ẩu, dẫn đến có linh kiện hay vật lạ nằm trong cục nóng, cũng có thể do vị trí lắp đặt nằm ở nơi không vững chắc (đặc biệt là vị trí tường được lắp đặt cục nóng xây 10 cm (quá yếu), không đảm bảo độ cứng vững khi bắt nở và vít vào tường để treo cục nóng). Xử lý bệnh này bằng cách di chuyển cục nóng, hoặc lắp đặt lại, siết chặt lại các vị trí ốc vít và loại bỏ các vật lạ trong cục nóng cũng như vệ sinh lại toàn bộ máy lạnh.
1.10. Điều hòa khi quạt dàn lạnh gió không đều
Quạt dàn lạnh có gió không đều: Nguyên nhân là do bụi bám bẩn vào quạt dàn lạnh, làm cho sinh ra lực ly tâm khi cánh quạt quay, lượng gió vì thế mà không đều khi được đưa ra ngoài. Nếu để lâu thì sẽ gây ra lệch trục của quạt dàn lạnh. Phương án xử lý là vệ sinh dàn lạnh, quạt dàn lạnh và bôi trơn các ổ bi và khớp nối trên quạt dàn lạnh.
1.11. Điều hòa không nhận khiển
Điều hòa không nhận điều khiển: Nguyên nhân nằm ở hai phía: Có thể do điều khiển hết pin, mạch phát tín hiệu từ điều khiển có vấn đề, hoặc do bộ thu tín hiệu trên dàn lạnh điều hòa. Thợ sẽ kiểm tra khả năng thu phát tín hiệu giữa bóng phát giữa bộ phát (remote) hoặc bộ thu (trên dàn lạnh). Có thể sẽ phải thay thế linh kiện điện tử trên chúng. Cũng có khả năng dàn lạnh gặp vấn đề về bộ cấp nguồn, cần phải kiểm tra các linh kiện trên bo mạch cấp nguồn cho máy, sửa chữa và khắc phục vấn đề này hết 20 phút.
1.12. Điều hòa khi cánh vẫy không hoạt động
Cánh vẫy điều hòa không hoạt động: Đây là vấn đề nằm ở mô tơ cánh vẫy - là một chiếc động cơ nhỏ bằng 2 đầu ngón tay. Sửa chữa bằng cách kiểm tra đường cấp tín hiệu cho mô tơ cánh vẫy, nếu hỏng thì cần thay thế động cơ này.
1.13. Điều hòa khi máy mất hết tín hiệu hệ thống
Mất hết tín hiệu của hệ thống máy lạnh: Đây là bệnh cần phải kiểm tra từ đường nguồn, rồi mạch nguồn, rồi mạch điện điều khiển bên trong điều hòa. Nếu như hỏng mạch thì cần phải sửa chữa và thay thế linh kiện điện tử trên bo mạch máy.
1.14. Điều hòa khi đầu ống đẩy gas đi bị đóng tuyết
Khi bạn mở ốp trên cục nóng ra, và nhận thấy đầu ống đẩy môi chất làm lạnh (gas lạnh) bị đóng tuyết, sờ tay trước quạt nóng và cảm nhận nhiệt tỏa ra không thấy ấm (hãy nhớ là đang bật chế độ làm mát nhé) thì đây là nguyên nhân cho bệnh máy lạnh thiếu gas. Nếu máy dùng gas lạnh là R22, thì chỉ cần bơm thêm gas, sao cho áp suất đạt được từ 70 - 75 psi, thì sẽ khắc phục được lỗi này. Nhưng nếu máy dùng gas lạnh R410A, mà hiện giờ đã hao hụt nhiều, thì bạn cần phải thay gas mới, lý do là vì hợp chất cấu thành nên gas lạnh R410A khác nhiều so với R22, nên nếu nạp thêm gas R410A, thì hiệu năng làm lạnh của máy sẽ không được đảm bảo. Chúng tôi cung cấp dịch vụ nạp thay gas mới với chi phí thấp nhất NHỆ AN.
1.15. Điều hòa khi gặp lỗi và bệnh khác
Và tất nhiên còn nhiều các lỗi và bệnh khác mà chúng tôi không thể kể hết chỉ trong một bài viết như thế này. Nếu như điều hòa nhà bạn gặp phải lỗi nào đó khác với những bệnh đã được liệt kê phía trên, vui lòng bình luận - comment ở mục bên dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn tận tình về nguyên nhân, đồng thời cung cấp giải pháp sửa chữa cho từng khách hàng.
Sau khi bạn đã xác định được lỗi và bệnh mà điều hòa nhà mình mắc phải, bạn cũng đã hiểu được nguyên nhân gây ra và các biện pháp xử lý nó. Nhưng bạn không có thời gian, cũng như không muốn động tay vào làm, thì bạn có thể gọi và sử dụng dịch vụ sửa chữa của các trung tâm điện lạnh uy tín. Nhưng nếu bạn muốn biết cách thức và quy trình mà Trung tâm bảo hành điện lạnh điều hòa Minh Nhật làm việc cho mục đích tham khảo trước khi bạn đưa ra quyết định lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ nào đó, thì dưới đây là những khác biệt đồng thời là Quy chuẩn cho dịch vụ sửa chữa điều hòa của chúng tôi.